Tìm hiểu quy trình chứng nhận Globalgap
Chứng nhận globalgap có thể được coi là chìa khóa giúp các sản phẩm nông sản xuất khẩu dễ dàng hơn sang các thị trường khó tính trên thế giới, đồng thời nâng cao giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng do tốn thời gian và các trở ngại nhất định trong quy trình chứng nhận globalgap mà chỉ mới số ít những doanh nghiệp lớn mới thực hiện việc xin giấy phép GlobalGap. Đa số các hộ kinh doanh nhỏ lẻ thường không thực hiện điều này. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về quá trình xin giấy phép GlobalGap, AiTech xin được chia sẻ các bước cơ bản về quy trình chứng nhận GlobalGap. Nhìn chung, quá trình này thường bao gồm 4 bước chính:
Lựa chọn địa chỉ chứng nhận globalgap
Để xin được giấy chứng nhận globalgap, trước tiên, nhà sản xuất phải lựa chọn được một tổ chức chứng nhận có kinh nghiệm, năng lực và uy tín trên thị trường. Quan trọng nhất là đơn vị này phải thỏa mãn được yêu cầu tiên quyết là đã được công nhận và có phạm vi được công nhận phù hợp với sản phẩm nhà sản xuất muốn được chứng nhận. Để biết thêm về danh sách các tổ chức chứng nhận GlobalGap này, nhà sản xuất có thể tìm kiếm trên trang website chính thức của globalgap. Các đơn vị có trách nhiệm và nghĩa vụ đăng ký thông tin của nhà sản xuất lên cơ sở dữ liệu của GlobalGap, cập nhật thông tin khi có thay đổi và thu các loại phí theo quy định.Nếu còn đang phân vân không biết lựa chọn tổ chức chứng nhận nào, nhà sản xuất cũng có thể tìm đến các công ty tư vấn để được hỗ trợ. Công việc của các công ty tư vấn là giúp lựa chọn và kết nối với các tổ chức chứng nhận này. Việc nay không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn còn giúp doanh nghiệp tim được tổ chức chứng nhận phù hợp nhất.Nộp đơn đăng ký chứng nhận
Trong quá trình này, nhà sản xất cần phải điền đầy đủ thủ tục cấp phép GlobalGap và các thông tin cần thiết vào đơn đăng ký chứng nhận globalgap. Có 2 phương thức: Phương thức 1: Dành cho nhà sản xuất đơn lẻ: Nhà sản xuất đơn lẻ tại một địa điểm sản xuất. Nhà sản xuất đơn lẻ hoặc một tổ chức sở hữu nhiều điểm sản xuất và không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL), Nhà sản xuất đơn lẻ hoặc một tổ chức sở hữu nhiều điểm sản xuất với HTQLCL. Phương thức 2: Dành cho một nhóm các nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Khi nộp đơn đăng ký chứng nhận cho tổ chức chứng nhận, nhà sản xuất cam kết luôn tuân thủ các Quy định chung của GlobalGap, kể cả các quy định về chi phí chứng nhận GlobalGap, và các Tiêu chí phù hợp áp dụng cho sản phẩm chứng nhận. Sau khi nhận được đơn đăng ký đầy đủ, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm xác nhận đăng ký, và thông báo mã số GLOBAL GAP (GGN) cho nhà sản xuất.Đánh giá chứng nhận
Vì vậy nên sau khi nhận được đơn đăng ký xin giấy phép GlobalGap, sẽ có một đoàn đánh giá được cử đến nông trại của nhà sản xuất để kiểm tra. GlobalGAP có 252 tiêu chuẩn, bao gồm 36 tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện. Các chuyên gia cũng sẽ dựa vào các yếu tố đó để đánh giá nông trại và nông sản. Đối với nhà sản xuất đăng ký theo phương thức 1, đoàn đánh giá chứng nhận sẽ đánh giá toàn bộ phạm vi đăng ký tại tất cả các điểm sản xuất. Đối với nhà sản xuất đăng ký theo phương thức 2, hoặc theo phương thức 1 nhưng có áp dụng HTQLCL, đoàn đánh giá sẽ đánh giá HTQLCL, cùng với ít nhất căn bậc 2 tổng số điểm sản xuất (hoặc tổng số các nhà sản xuất) đăng ký chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ ra quyết định chứng nhận chậm nhất 28 ngày sau khi nhà sản xuất khắc phục các điểm không phù hợp tìm thấy trong cuộc đánh giá chứng nhận. Trong trường hợp không có điểm không phù hợp nào được ghi nhận, quyết định chứng nhận sẽ được đưa ra chậm nhất 28 ngày sau ngày đánh giáTái chứng nhận
Chứng nhận theo tiêu chuẩn Global Gap sẽ có giá trị trong thời gian 12 tháng. Trước khi chứng nhận hết hạn, nhà sản xuất phải liên hệ với tổ chức chứng nhận để đánh giá tái chứng nhận nếu muốn gia hạn chứng chỉ. Cuộc đánh giá tái chứng nhận có thể diễn ra trước khi chứng nhận hết hạn 8 tháng, hoặcsau thời điểm hết hạn 4 tháng (chỉ khi tổ chức chứng nhận gia hạn chứng nhận với lý do hợp lý).Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt.