Nếu muốn thúc đẩy văn hóa dữ liệu (data-driven), doanh nghiệp không thể bỏ qua 3 bước sau

Dữ liệu là “vàng đen” cho tăng trưởng, doanh nghiệp đã biết cách khai thác mỏ vàng này?

Nếu muốn thúc đẩy văn hóa dữ liệu (data-driven), doanh nghiệp không thể bỏ qua 3 bước sau

Sưu tầm theo Base Resourse

Dữ liệu là “vàng đen” cho tăng trưởng, doanh nghiệp đã biết cách khai thác mỏ vàng này?

Base Resources – Năm 2009, người phụ nữ quyền lực của Thung lũng Silicon – Marissa Mayer, khi ấy đang là Giám đốc mảng Sản phẩm Tìm kiếm và Trải nghiệm người dùng tại Google, đã lập ra một dự án nghe thôi đã thấy thật điên rồ: Test 41 mẫu màu xanh khác nhau cho màu link quảng cáo của hãng. Nhiều người tỏ ra không đồng tình với ý tưởng này, thậm chí Douglas Bowman – một trong những người quản lý đội ngũ thiết kế hình ảnh – đã quyết định xin nghỉ việc chỉ vì “quá mệt mỏi vì những thứ tủn mủn như vậy”.

 

Đây có thể là một câu chuyện điển hình ở bất kỳ doanh nghiệp nào khi quyết định chuyển dịch sang “văn hóa dữ liệu” (data-driven culture). Với những người không đủ tin tưởng, việc theo đuổi văn hóa dữ liệu là thứ dai dẳng và mệt mỏi: phải lao vào liên tục nhặt nhạnh, thử nghiệm, theo dõi; phải đầu tư về mặt công nghệ, rồi dành thời gian phân tích dữ liệu. 

 

Nhưng ở câu chuyện trên, cuối cùng, kết quả báo cáo đã chỉ ra rằng nỗ lực tưởng chừng như nhỏ nhặt đó đã đem lại cho Google thêm 200 triệu $ doanh thu từ quảng cáo. Quan trọng hơn, nó trở thành minh chứng mạnh mẽ cho sức mạnh của nền văn hóa dữ liệu trong doanh nghiệp, khi mà những nhà quản lý nghiêm túc theo đuổi việc lấy dữ liệu làm đòn bẩy cho tất cả các quyết định kinh doanh.
 

Theo một nghiên cứu từ Gartner, gần 50% doanh nghiệp trên thế giới hiện nay đã sẵn sàng đầu tư cho hệ thống dữ liệu lớn, và 70% trong số đó đã lên kế hoạch để rót thêm vốn vào hoạt động này. 

 

Câu hỏi là làm thế nào để ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt có thể bắt nhịp với việc tổng hợp, phân tích insight và sẵn sàng ra quyết định dựa trên “mỏ vàng đen” giá trị này.                                                              

 

1. Xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung, dễ dàng tiếp cận và dễ thao tác

 

Ông Nguyễn Xuân Trường – cựu CEO Ahamove, một trong những doanh nghiệp đi đầu về thúc đẩy văn hóa dữ liệu ở Việt Nam cho rằng: “Nếu như ta coi dữ liệu giống như vàng đen thì việc có hệ thống xử lý dữ liệu chính là cách ta “kéo vàng đen từ sâu trong lòng đất vào bể chứa nhiên liệu của động cơ tăng trưởng.”


Đơn cử, chỉ một sự kiện có khách hàng đăng ký sử dụng sản phẩm cũng làm phát sinh hàng loạt dữ liệu như thời gian đăng ký, nguồn đăng ký, lịch sử mua hàng. Khi đó, chúng ta cần có một hệ thống để đảm bảo dữ liệu được tập trung về một nơi, có tính bảo mật cũng như được tổ chức và phân quyền hợp lý để những người liên quan có thể dễ dàng truy cập.

 

Các dữ liệu về khách hàng được Ahamove quản lý và chia sẻ giữa các nhân viên CSKH để nâng cao trải nghiệm khách hàng (Nguồn: Slideshare Ahamove)


Ví dụ, một hệ thống Quản trị khách hàng (CRM) hoàn chỉnh cần phải thâu tóm được cả dữ liệu từ bộ phận Marketing (khách hàng đến từ nguồn nào, có nhu cầu gì khi đăng ký sản phẩm,..) cho đến bộ phận Sales (tiến độ chăm sóc khách hàng đang thế nào, lợi nhuận khách hàng đem lại,…). Chúng ta không thể có được một bức tranh tổng thể về chân dung khách hàng và hành trình mua hàng của họ nếu như những dữ liệu đó bị rải rác ở nhiều nơi, do nhiều người quản lý và nắm giữ.


Khi lượng dữ liệu ngày càng lớn và phức tạp cùng với quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, việc có một hệ công nghệ để tự động thu thập và tích hợp được các nguồn dữ liệu với nhau trở thành một yêu cầu vô cùng thiết yếu. Điều này là để giảm thiểu thời gian cũng như hạn chế những nguy cơ sai sót có thể xảy ra trong quá trình nhập liệu.


Bởi vậy, công nghệ tuy không phải yếu tố cốt lõi, nhưng sẽ là điều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển văn hóa data-driven. 

 
2. Có chiến lược rõ ràng và sự quyết liệt từ các cấp quản lý


Dữ liệu là câu trả lời, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải đặt được câu hỏi đúng. Trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ chiến lược gì, nhà lãnh đạo phải có được hình dung về những thông tin mình cần biết, và tin tưởng rằng dữ liệu đó sẽ là căn cứ để ra quyết định. Đó mới là điều thực sự ý nghĩa khi chúng ta làm việc dựa trên một nền văn hóa dữ liệu.


Thêm vào đó, bất kỳ một nền văn hóa nào muốn khởi tạo trong doanh nghiệp đều phải xuất phát từ người đứng đầu. Trách nhiệm của một nhà lãnh đạo trong việc thúc đẩy văn hóa data-driven không chỉ dừng lại ở việc bỏ tiền mua công cụ hay thuê người làm Business Intelligence, mà chính họ phải là người quyết liệt triển khai, tin tưởng vào tính đúng đắn của dữ liệu và dám ra quyết định dựa trên dữ liệu.


VietCredit là một ví dụ trong việc tiên phong áp dụng Chuyển đổi số và xây dựng văn hóa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Khi đưa ra mục tiêu về việc Phát triển thương hiệu tuyển dụng, HR Manager của công ty đã rất chú trọng trong việc theo dõi các thông tin về tốc độ trả lời ứng viên trên mạng xã hội và email, tìm hiểu về nguồn đầu vào của ứng viên và phân tích các dữ liệu tổng hợp được… 

 

Báo cáo thể hiện các con số liên quan đến hiệu quả tuyển dụng trên Hệ thống quản trị tuyển dụng được VietCredit sử dụng

 

3. Phát triển con người và cổ vũ tinh thần dữ liệu hóa 


Giải quyết trọn vẹn 2 vấn đề trên, nhưng vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn thất bại khi áp dụng các công nghệ và những ý tưởng mới để xây dựng văn hóa data-driven?

 
Một nghiên cứu mới của McKinsey cho thấy, 84% CEO quan tâm và sẵn sàng triển khai chuyển đổi số, trong khi chỉ có 45% nhân viên cảm thấy hứng thú với điều này. Đây cũng chính là thực tế đã xảy ra như trong câu chuyện của Marissa Mayer vừa kể trên.


Không khó để những nhà lãnh đạo tiếp cận và có tư duy thay đổi theo văn hóa data-driven, nhưng với những người nhân viên, điều đó có thể gây ra nhiều gánh nặng thêm cho họ. Họ phải tập làm quen với công nghệ mới, học cách tổng hợp, thử nghiệm và phân tích dữ liệu. Đặc biệt với đối tượng nhân viên thuộc thế hệ X (8X trở về trước), việc tiếp cận công nghệ với nhóm này gần như là một nỗi sợ.  


Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần làm tốt 2 hoạt động: truyền thông nội bộ và đào tạo nội bộ.

 

Data-driven phải trở thành tư duy chung của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp

 

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những công ty mà quản lý cấp cao giao tiếp thường xuyên với nhân viên cấp dưới thì có tỉ lệ triển khai chuyển đổi số thành công cao gấp 8 lần. Vai trò của nhà lãnh đạo trong việc truyền thông nội bộ là phải giúp nhân viên thấu hiểu được mục tiêu, tầm nhìn và những lợi ích khi áp dụng văn hóa dữ liệu; đồng thời chia sẻ thường xuyên tới nhân viên các thông tin kiến thức liên quan tới chủ đề này.


Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng cần làm rõ cho nhân viên về vai trò của họ trong quá trình chuyển đổi số và xây dựng văn hóa data-driven. Hãy giúp nhân viên hiểu rằng việc dành thời gian thu thập và theo dõi các dữ liệu là để phục vụ cho việc ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn; nhờ đó họ có cơ hội được học hỏi và nâng cao năng lực mới.


Trong quá trình đưa văn hóa dữ liệu vào triển khai, cũng cần trang bị cho nhân viên các kỹ năng về đọc-hiểu dữ liệu và các công cụ hỗ trợ. 


Theo Founder&CEO Phạm Kim Hùng,   cho rằng:

 

Những gì chúng ta có thể lượng hóa được thì chúng ta hãy cố gắng để lượng hóa, bởi vì con số thì không bao giờ biết nói dối, và làm việc dựa trên dữ liệu sẽ giúp chúng ta ra quyết định chính xác, khách quan hơn rất nhiều, chứ không phải ra quyết định dựa trên cảm tính.

 

Giữa xu hướng chung về Cách mạng công nghiệp 4.0, Dữ liệu nổi lên như một xu hướng, nhưng chúng ta vẫn thường nói đến nó như một thứ mơ mộng thay vì cố gắng áp dụng trên thực tế. Một nền văn hóa dữ liệu không phải chuyện xa vời, nhưng nó đòi hỏi tầm nhìn và sự quyết tâm của nhà lãnh đạo. Khi bạn tin tưởng dữ liệu, dữ liệu sẽ “cho bạn tự do”.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.