Trong bài viết trước, AITECH đã có bài đưa ra những ý kiến phân tích tổng quan hiện trạng của quá trình nông nghiệp số đang diễn ra ở nước ta và những vấn đề còn tồn đọng khiến cho phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa xứng với lợi thế và tiềm năng của Việt Nam (http://aitech.vn/chuyen-doi-so-nganh-nong-nghiep-can-lam-gi-cho-phai/). Vấn đề nan giải nhất chúng ta đang gặp phải là vấn đề về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề nan giải ở đây không phải ở số lượng nhân lực mà ở trình độ nguồn nhân lực. Trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm số lượng lớn là nông dân không được đào tạo chuyên môn có bài bản mà hầu hết là kinh nghiệm được truyền từ đời trước sang đời sau. Nguồn nhân lực này cũng hạn chế trong việc tiếp nhận đào tạo tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Để khắc phục những hạn chế trên, chúng tôi xin được nêu ra một số ý kiến để góp phần giải quyết những tồn đọng
Thứ nhất, để có thể cải thiện nhanh nhất sự phát triển nông nghiệp số, nhà nước ta cần có sự quan lâu dài đối với lĩnh vực này. Cơ quan lãnh đạo cần có sự cân đối, bố trí nguồn kinh phí đầu tư ngân sách nhà nước để hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nguồn nhân lực, đặc biệt là chú trọng phát triển đội ngũ kỹ thuật, chuyên gia trình độ cao đối với các lĩnh vực được chú trọng như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học mới,… Ngoài ra, sau đào tạo ta cũng cần có chính sách đãi ngộ hợp lý, thu hút để giữ nhân tài làm việc cống hiến cho nước nhà, dặc biệt là vùng nông thôn.
Thứ hai, song song với việc đào tạo bộ phận nhân lực mũi nhọn chất lượng cao phục vụ công tác nghiên cứu và sáng tạo, đổi mới, Nhà nước cần có những chính sách đào tạo thu hút sinh viên vào học các trường có ngành đào tạo về nông nghiệp. Ngoài các cơ sở đào tạo do nhà nước thành lập và quản lý, ta có thể khuyến khích các tổ chức nông nghiệp phi chính phủ, các doanh nghiệp hoạt động ngoài mở các trung tâm đào tạo dạy và học nghề đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự đã làm, đào tạo cung cấp kiến thức cho đội ngũ nhân sự mới. Mô hình này sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu được áp dụng ở khu vực nông thôn với đội ngũ các bạn trẻ không chọn theo học chuyên ngành tạo các cơ sở đào tạo quốc gia.
Thứ ba, các trường đại học trong qúa trình đạo tạo cần gắn liền với thực tập thực tế, đào tạo linh hoạt dựa trên nhu cầu thực tế, tập trung chú trọng vào đào tạo năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi và các kỹ năng mềm cho học viên, sinh viên. Có thể gắn đào tạo với thị trường lao động, thực hiện đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp và tăng cường sự tiếp xúc của học viên với thực tiễn sản xuất .
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ bắt kịp xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới, luôn chủ động nhanh nhạy tìm hiểu sự tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng phù hợp với đặc trưng phát triển nông nghiệp số nước ta.