Chuyển đổi số doanh nghiệp tại Việt Nam

Chuyển đổi số là gì? Tại sao nhà nước khuyến khích doanh nghiệp Việt nam thực hiện quá trình chuyển đổi số?

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện mô hình kinh doanh. Đồng thời, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.

Chuyển đổi số doanh nghiệp
Chuyển đổi số doanh nghiệp

Trên thế giới có nhiều định nghĩa và cách hiểu về chuyển đổi số. Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Theo FPT, chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Nhìn chung chuyển đổi số là quá trình doang nghiệp thay đổi các hình thức từ vận hành truyền thống, thủ công sang hình thức khoa học hơn, quản lý và vận hành dựa trên hệ thống kết nối mạng nội bộ máy tính thông minh.

Tai sao cần chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuyển đổi số mang lại nhiều ích lợi như giảm bớt chi phí vận hành doanh nghiệp, giúp tiếp cận với nhiều khách hàng hơn trong khoảng thời gian dài hơn, giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định nhanh chóng và có tính chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Từ đó, hiệu quả hoạt động được nâng cao, kéo theo đó tính cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được cải thiện đáng kể.

Chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu hiện nay, nâng cao khả năng cạnh tranh, chăm sóc khách hàng,….. Những ví dụ thành công điển hình là ứng dụng vận chuyển hành khách qua Grab hay Be,… Hệ thống chăm sóc khách hàng và phục vụ đặt xe hoàn toàn tự động giúp kết nối tự động giữa người có nhu cầu và người cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả. Thay vì người dùng không bắt được xe trong khi người có xe lại không có khách chở chỉ vì địa điểm không tương ứng với nhau, ứng dụng bắt xe và nhận cước vận chuyển tự động của Grab,… đã giải quyết hoàn toàn tình trạng đó. Việc ứng dụng chuyển đổi số là tất yếu trong các doanh nghiệp để cắt giảm tối thiểu chi phí hoạt động doanh nghiệp và gia tăng tối đa sự hài lòng của khách hàng.

Chuyển đổi số, cuộc chơi “đổi vận” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ở Việt Nam hiện nay, 95% các doanh nghiệp là các doanh nghiệp không nhỏ có bề dày, thiếu kinh nghiệm, yếu trong năng lực quản trị, tài chính nhưng nếu ứng dụng chuyển đổi số thành công thì chính các doanh nghiệp này lại có thể chuyển mình và đuổi kịp các doanh nghiệp khác trong khu vực và trên thế giới. Các doanh nghiệp với quy mô càng bé thì tính chất mạo hiểm càng cao. Tuy nhiên những doanh nghiệp này để đạt được thành công, họ đều không ngại dẫn thân mạo hiểm để thay đổi. Chính tính cách đó của doanh nghiệp Việt Nam lại có thể trở thành điểm mạnh trong công cuộc đổi mới, giúp doanh nghiệp đổi vận.

Với 95% doanh nghiệp quy mô nhỏ nếu có thể thành công trong quá trình chuyển đổi số, nền kinh tế Việt Nam sẽ có sự vực dậy mạnh mẽ. Thực tế nội bộ các doanh nghiệp Việt Nam còn vận hành theo phương thức truyền thống đều tồn tại thực trạng đó là các phòng ban không có sự liên kết chặt chẽ, chưa cập nhật thông tin kịp thời trong giải quyết công việc. Vì lẽ đó, chuyển đổi số là công cụ phá vỡ bức tường rào cản, kéo gần khoảng cách giữa ban lãnh đạo và nhân viên, giữa các phòng ban với nhau. Nhà nước ta đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực thay đổi, đầu tư áp dụng công nghệ vận hành hoạt động kinh doanh.

Làm gì để chuyển đổi số?

Để chuyển đổi số thành công đòi hỏi sự nỗ lực và gắn kết của tất cả các thành phần cùng làm việc trong một tổ chức. Đối với mỗi tổ chức ta có thể phân chia thành ban lãnh đạo và bộ phận nhân viên phụ trách các mảng công việc.

Thứ nhất, lãnh đạo tổ chức luôn là những cá thể đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại trong công tác cải cách nội bộ. Để doanh nghiệp có thể thuận lợi áp dụng công nghệ vào chuyển đổi, ban lãnh đaọ tổ chức cần có những bộ não suy luận tỉ mỉ, hợp thời để xác định xem văn hóa doanh nghiệp mình có phù hợp để chuyển đổi hay không. Bởi không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng phù hợp để chuyển đổi số hoặc lựa chọn hướng chuyển đổi đúng đắn để thành công. Trong số những doanh nghiệp đã nhận thức và thực hiện cải tiến chuyển đổi số, chỉ 1/5 doanh nghiệp trong tổng số đó thực hiện chuyển đổi số thành công và thăng hoa trong sự nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế vẫn đang được nuôi dưỡng bởi trụ cột chính là những doanh nghiệp truyền thống. Vì vậy, bước đi tiên quyết để tổ chức chuyển đổi số thành công nằm ở tầm nhìn và quyết định của ban lãnh đạo, những người luôn giữ cho” đầu lạnh” trong thực tế phát triển nóng của nền kinh tế.

Thứ hai, sau khi xác định và lựa chọn phương hướng chiến lược phù hợp để tiến hành chuyển đổi, việc thành bại lại phụ thuộc chính vào những người trực tiếp áp dụng công nghệ chuyển đổi vào công việc. Muốn vậy, những thành viên thực hiện áp dụng trực tiếp công nghệ vào hoạt động kinh doanh cần có sự am hiểu tường tận về bản chất hệ thống CNTT tiên tiến mới. Điều đó có thể thành công dễ dàng nếu có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa người có kiến thức nghiệp vụ và người còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc vận hành bộ máy theo cơ chế mới.

Thứ ba, bất cứ sự thay đổi nào trong doanh nghiệp đều phải dự trên mức độ chấp nhận và cảm xúc của khách hàng. Khách hàng luôn là thượng đế. Vì vậy quá trình chuyển đổi của tổ chức cần gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của khách hàng, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của khách, đảm bảo sự riêng tư tối đa cho khách hàng. Đến năm 2020, trải nghiệm khách hàng sẽ không đơn thuần chỉ là phân biệt tên gọi hay giá cả, cũng không đơn thuần chỉ là trải nghiệm online hay offline tại cửa hàng, mà là tổng hòa tất cả những tương tác với thương hiệu. Điều này có nghĩa, tất cả những thứ bạn bán, cách bạn bán, sẽ đều trở thành hàng hóa.

Thứ tư, công tác chuyển đổi số không phải là công việc chỉ thực hiện một lần là doanh nghiệp được công nhận là chuyển đổi thành công. Bản chất của sự chuyển đổi là sự áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào công việc vận hành nội bộ hay kinh doanh. Khoa học công nghệ là lĩnh vực luôn chuyển đổi, không ngừng cải tiến. Vì vậy, nhiệm vụ của tổ chức thực hiện chuyển đổi là không ngừng cập nhật tối tân hóa hệ thống CNTT đang được áp dụng trong tổ chức mình.

5/5 - (5 bình chọn)