Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực khai thác, chế biến thủy sản. Những năm qua, Bà Rịa-Vũng Tàu đã khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, phát triển ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Với hệ thống sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray, sông Đu Đủ và 03 hồ chứa nước lớn là hồ Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha đã tạo nên một số vùng nuôi trồng thuỷ sản rộng lớn. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi trồng cũng dư đọng lại mà không được xử lý.
Việc hình thành lớp bùn đáy do tích tụ lâu ngày của các chất hữu cơ, cặn bã là nơi sinh sống của các vi sinh vật gây thối, các vi sinh vật sinh các khí độc như amoniac, Nitrit, hydrogen, sunphua…. Các vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus… nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật.
Phần lớn các vi sinh vật gây bệnh kể trên là một phần của hệ sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao hồ, sông rạch). Chúng được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp hoặc gây bệnh cơ hội. Một khi sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong ao nuôi bị phá vỡ, các vi sinh vật có hại sẽ phát triển ồ ạt và sớm cộng hưởng với các yếu tố có hại khác để gây bệnh. Hơn nữa môi trường ô nhiễm nếu chỉ trong một thời gian ngắn sẽ tác động đến hệ thần kinh, còn nếu trong thời gian dài sẽ làm tăng stress, dẫn đến giảm khả năng tiêu thụ thức ăn, giảm tăng trưởng, làm tăng mẫn cảm đối với các tác nhân gây bệnh, và tất cả các yếu tố nêu trên sẽ làm cho thủy sản chết hàng loạt trong một thời gian ngắn.
Ứng dụng Công nghệ sinh học được trong nuôi trồng thủy sản được coi là một hướng đi mới của công nghệ sinh học, dựa trên nguyên lý bổ sung nguồn cacbon theo một tỷ lệ phù hợp với lượng nitơ sẵn có trong nước ao để làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng có trong ao, tạo điều kiện cho nhóm này phát triển chiếm ưu thế trong ao. Vi sinh vật dị dưỡng sẽ chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ trong nước ao thành protein trong sinh khối, nhờ đó tái sử dụng được nguồn nitơ từ chất thải hòa tan trong nước ao và chuyển hóa thành sinh khối thức ăn tự nhiên cho cá nuôi, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá, giảm chi phí thức ăn nuôi cá và được coi là giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở quy mô công nghiệp.
Với mục tiêu phân giải thức ăn dư thừa, xác động vật, chất bài tiết,… xử lý đáy ao lão hóa, hôi thối và bùn đáy đen, màu nước xấu, ổn định màu nước giúp làm sạch ao thủy sản, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thủy sản, ít phải thay nước mà chất lượng nước trong hệ thống ao vẫn đảm bảo tiêu chuẩn trong giới hạn cho phép việc sử dụng chế phẩm sinh học để nguồn nước và xử lý đáy ao là việc làm cần thiết nhằm hạn chế những tổn thất trong nuôi trồng thủy sản cho người nuôi.. Do đó, việc nghiên cứu tạo ra chế phẩm sinh học để xử lý đáy ao là việc làm cần thiết hiện nay. Nhóm chuyên gia đã phối hợp Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học giúp phân giải thức ăn dư thừa, xác động vật, chất bài tiết,… xử lý đáy ao lão hóa, hôi thối và bùn đáy đen, màu nước xấu, ổn định màu nước giúp làm sạch các ao nuôi tôm”.
Nhóm chuyên gia đã chọn quy mô triển khai với diện tích mặt nước ao nuôi là 2.000m2 nằm trong khuôn viên 10 ha khu Trại sản xuất thực nghiệm nuôi trồng thủy sản cầu Cỏ May của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ. Ao nuôi giáp ranh với khu vực hạ nguồn sông Dinh. Hiện nay, Sông Dinh tập trung hàng chục cơ sở chế biến hải sản và lồng bè nuôi trồng hải sản nên nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất lớn.
Đoàn chuyên gia AITECH cùng đại diện Sở KHCN nghiệm thu tại ao nuôi tôm
Kết quả đoàn chuyên gia đã xác định được nguyên nhân gây phát sinh bùn ở đáy ao nuôi tôm làm ô nhiễm ao nuôi, gây mùi và ảnh hưởng đến năng suất ao và ứng dụng thành công chế phẩm vào xử lý mùi hôi, bùn lắng, làm sạch và trong nước ao nuôi tôm đảm bảo an toàn cho tôm nuôi trong ao.
Đã thiết lập được mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý bùn đáy ao nuôi tôm gây mùi và gây ô nhiễm, đạt tiêu chuẩn nuôi tôm.
Đã xây dựng được qui trinh ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý bùn đáy ao nuôi tôm gây mùi và gây ô nhiễm, đạt tiêu chuẩn nuôi tôm.
Đã hoàn thành quy trình phân lập vi sinh vật hữu hiệu và đào tạo cho cán bộ tại Trung tâm.
Đã phân lập được chủng vi khuẩn quang hợp Rhodobacter sp thích hợp để xử lý bùn đáy ao nuôi tôm gây mùi và gây ô nhiễm