Doanh nghiệp tại Việt Nam đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó bản thân doanh nghiệp chưa có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chuyển đổi số thành công chính là con đường tắt tốt nhất đưa doanh nghiệp nhanh chóng phát triển cường đại để đủ sức “vùng vẫy” trên thị trường lớn tầm cỡ.
Thực hiện chuyển đổi số thành công giúp doanh nghiệp cắt giảm được số lượng đáng kể nhân công và vật lực cần để duy trì và vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Chính xác hơn là giúp doanh nghiệp bỏ ra ít chi phí hơn nhưng thu lại nhiều doanh thu hơn trước.
Ngoài ra, chuyển đổi số thành công giúp doanh nghiệp chủ động trong nhiều tính huống sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động nếu như doanh nghiệp vẫn áp dụng phương pháp vận hành truyền thống. Minh chứng điển hình là sự tăng lên chóng mặt số lượng các doang nghiệp quyết định ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh vì ảnh hưởng đại dịch COVID 19. Trong quý 1 năm 2020, có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước), gồm: 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,6%; 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).
Những thứ đem lại tác dụng lớn thường không dễ thực hiện, đó chính là nguyên nhân dù biết chuyển đổi số thành công muôn lợi không hại nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng thực hiện. Thực tế chứng minh những doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi đều thành công, nhưng đó hầu như đều là những ông lớn có tiềm lực vững chắc về tài lực.Quá trình chuyển đổi thực sự tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền tài của danh nghiệp.
Với nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa, mối nguy tiềm ẩn quá lớn nếu như bản thân doanh nghiệp chuyển đổi thất bại, nếu như chưa tiến hành chuyển đổi số thì hoạt động của doanh nghiệp tạm thời vẫn tiếp tục được duy trì và ổn định như trước nay vẫn vậy.
Nhà nước ta đã và đang có rất nhiều biện pháp khuyến khích doanh nghiệp sớm chuyển đổi số, tuy nhiên để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số có hiệu quả và nhanh chóng thì cần có những biện pháp hỗ trợ thiết thực hơn, sát với mong muốn các doanh nghiệp đang hướng tới, hỗ trợ lớn nhất là hỗ trợ về mức giá chuyển đổi số. Nên có những ưu đãi, hoặc biện pháp hỗ trợ kịp thời về tài lực để thực hiện quá trình chuyển đổi số.
Các chuyên gia khẳng định quá trình chuyển đổi số sẽ không chừa một doanh nghiệp nào. Chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng doanh nghiệp nào và cũng không phải là việc có chuyển đổi hay không, càng không phải là việc đứng ngoài nhìn vào quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp khác mà học hỏi chuyển đổi sau. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không chuyển đổi kịp thì sẽ nhanh chóng bị thua, bị loại khỏi cuộc chơi, thậm chí là không thể tiếp tục tồn tại./.